Khi sử dụng Pa lăng cáp điện, trong nhiều trường hợp đòi hỏi phải nâng chuyển và định vị vật nâng vào một vị trí chính xác, khi đó cần sử dụng cơ cấu nâng hai tốc độ. Tốc độ nâng thứ hai nhỏ hơn tốc độ nâng chuẩn 1/5 - 1/20 lần. Việc sử dụng nhiều cấp tốc độ nâng trên cùng một cơ cấu có thể giúp tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu suất làm việc của Pa lăng.
Các phương pháp thay đổi tốc độ Pa lăng cáp điện
- Điều khiển động cơ điện
- Thay đổi tốc độ bằng cơ khí
Cơ cấu nhiều tốc độ của Pa lăng cáp điện
Cơ cấu nâng nhiều tốc độ:
a) với ly hợp cơ khí; b) với ly hợp kiểu điện từ
c) với động cơ và hộp giảm tốc phụ; d) với hai động cơ và hộp giảm tốc hành tinh
Kết cấu với khớp ly hợp sang số kiểu cơ khí (Hình a) chỉ cho phép đóng mở để thay đổi tốc độ khi cơ cấu không mang tải và ở trạng thái đứng yên.
Hộp giảm tốc ở hình b thì ngược lại, có khả năng thay đổi ba cấp tốc độ ở trạng thái có tải nhờ ly hợp đĩa ma sát kiểu điện từ. Phanh cơ khí phải được nối với tang cuốn cáp bằng dạng liên hết cứng đảm bảo an toàn, do vậy bánh phanh được bố trí trên trục giữa của hộp giảm tốc.
Nếu như trên đầu ra của trục thứ nhất hộp giảm tốc củ một cơ cấu nâng bình thường bố trí một ly hợp để nối với một cơ cấu dẫn động phụ cơ một động cơ thứ hai nhỏ hơn (Hình c) thì có thể tạo ra hai tốc khác nhau bằng cách cho hai động cơ này làm việc độc lập với nhau.
Một dạng kết cấu hay dùng nhất của cơ cấu nâng nhiều tốc độ là bố trí hau động cơ thông qua hộp giảm tốc hành tinh truyền chuyền động đến tang cuốn cáp (Hình d). Nếu cho từng động cơ làm việc riêng lẻ hoặc đồng thời, cùng hoặc ngược chiều nhau sẽ cho ta 4 cấp tốc độ.
Bất kỳ vấn đề nào về mặt kỹ thuật cần được tư vấn, giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 1900 636122.
Lạc Hồng Group rất hân hạnh được phục vụ quý khách!